Biến tần Inveter – Với xu hướng phát triển như hiện này thì ứng dụng của biến tần Inveter ngày một rộng rãi hơn. Vậy biến tần này là gì, tính ứng dụng và cách sử dụng nó thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Khái niệm biến tần inveter
Biến tần Inveter hay còn được gọi là biến tần điện năng lượng mặt trời (có tên tiếng Anh là Solar Inverter) đây là thiết bị vô cùng quan trọng trong một hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới hay là độc lập. Biến tần Inverter có nhiệm vụ là biến đổi dòng điện DC từ tấm pin năng lượng mặt trời trở thành dòng điện AC cung cấp, phục vụ cho sinh hoạt củng như vận hành máy móc hay thiết bị. Công nghệ Inverter này là công nghệ tiên tiến hàng đầu hiện nay. Công nghệ này có mục đích là kiểm soát công suất của thiết bị nhằm tránh việc hao phí năng lượng không đáng có. Biến tần Inverter dựa chủ yếu vào các board mạch tiên tiến và ở hiện nay nó hoàn toàn thuộc về nước Nhật Bản. Nguyên tắc cơ bản của công nghệ Inverter này là dựa trên việc kiểm soát từng tần số dao động tùy theo những thiết kế của board mạch bên trong
Hiện nay có rất nhiều bộ inverter với đa dạng công suất khác nhau, phù hợp với nhiều hệ thống điện mặt trời của khách hàng như: 500W, 2Kw, Kw, 5Kw, 10KW, 15Kw…
Nguyên lý hoạt động biến tần inveter
Nguyên lý làm việc cơ bản của bộ biến tần cũng rất đơn giản. Điều đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha thì sẽ được chỉnh lưu và sau đó lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này sẽ được thực hiện nhờ bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ thế mà, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần thì đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và giá trị ít nhất của nó là 0.96. Dòng điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) trở thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này ở thời điểm hiện nay được thực hiện thông qua hệ có tên IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp là điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ sự tiến bộ của công nghệ vi xử lý và bán dẫn lực như hiện nay, mà tần số chuyển mạch xung có thể đạt lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn và giảm tổn thất trên lõi sắt của động cơ. Khi đã hiểu rõ hơn về công nghệ Inveter này sẽ giúp cho bạn có thể điều khiển từ 0 đến100% công suất của thiết bị tùy thuộc yêu cầu sử dụng.
Biến tần inveter có những ưu điểm gì?
Công nghệ inverter này có những đặc điểm nổi bật đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng trên thị trường hiện nay ví dụ như:
- Thân thiện với môi trường (Năng lượng mặt trời) tránh gây ra hiệu ứng nhà kính
- Hoạt động khá êm ái, trơn tru và không gây ra tiếng ồn
- Bền, tuổi thọ sản phẩm cao
- Tiết kiệm nguồn điện
- Có đa dạng các kích cỡ với những công suất khác nhau, phù hợp với nhiều hệ thống điện mặt trời có công suất từ nhỏ tới lớn
- Tiết kiệm kinh tế, giảm đáng kể chi phí cho vận hành
- Giảm nguy cơ nhiễu điện từ những thiết bị khác
Ứng dụng biến tần inveter
Inverter đây là công nghệ biến tần thường được sử dụng cho sản xuất các thiết bị điện máy, điện lạnh ví dụ như: điều hoà, tủ lạnh, máy giặt… máy biến tần Interter với hiệu suất cao được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực trong công nghiệp như: bao bì, công nghệ thực phẩm, bia rượu, nước giải khát, in, bơm, quạt, băng tải, dệt…Người ta lựa chọn sử dụng công nghệ này để nhằm nâng cao hoạt động, đồng thời cũng có thể kiểm soát công suất của các thiết bị nhằm tránh hiện tượng gây ra hao phí điện năng trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra công nghệ inverter được ứng dụng rất nhiều trong ngành sử dụng điện năng lượng mặt trời