Phanh từ – Trên thị trường hiện nay sản xuất ra nhiều thiết bị tích hợp cho động cơ điện, động cơ giảm tốc khá đa dạng và có phong phú, trong đó phải kể đến phanh từ (thắng từ). Vậy phanh từ là gì, có cấu tạo ra sao, nguyên lý làm việc như thế nào?… Để biết thêm thông tin về thiết bị này, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm phanh từ là gì?
Thắng Từ có thể có nhiều tên gọi khác nhau là phanh từ, phanh điện từ, thắng điện. Thắng từ là một thiết bị điện có khả năng giảm dần hay dừng ngay lập tức tốc độ quay của mô tơ 1 cách hiệu quả, an toàn và nhanh chóng. Thắng có khả năng kết nối đồng thời với động cơ hoạt động hoặc riêng biệt để hoạt động độc lập với động cơ.
Thắng Từ được lắp khi có sự cố xảy ra hoặc yêu cầu dừng máy nhưng vẫn phải đảm bảo mô tơ ở trong trạng thái hoạt động và trường hợp bỏ đi quán tính quay khi tắt động cơ.
Cấu tạo của phanh từ dùng cho mô tơ (động cơ)
Thắng từ motor có nhiều loại khác nhau với từng đặc điểm khác nhau, tuy vậy, về cơ bản cấu tạo thì Thắng từ vẫn chia làm hai bộ phận dưới đây:
- Nam châm điện: Là bộ phận của thắng từ mô tơ có cấu tạo từ các cuộn dây quấn quanh phần lõi kim loại và được bao bọc bên ngoài bởi một lớp vỏ kim loại tương đối tốt. Ngoài ra, bộ phận này còn được nhà sản xuất cố định chắc ở trong động cơ hoặc ở các vị trí dọc theo trục quay máy.
- Phần ứng: được kết nối trực tiếp với các trục quay bên trong của mô tơ. Giữa 2 phần này được cách ra một khoảng cách sao cho nhỏ hơn khoảng 1,5mm, người ta gọi đó là khoảng hở.
- Lá thép giữ phanh
- Lò so ,ốc căn chỉnh
- Trục các đăng ( cụm lục giác)
- Lá phanh ( má phanh )
- Cụm stato (hay còn gọi là cuộn dây).
- Diot chuyển nguồn điện.
- Hơn nữa, cũng tương tự như các ly hợp từ đơn đĩa thì phần ứng của các phanh từ đơn đĩa sẽ được trang bị thêm một chiếc đĩa quay. Đồng thời, nó cũng chính là nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất của lực hút, lực ma sát và nam châm điện. Phanh từ đơn đĩa cũng có cấu tạo tương tự như ly hợp từ đơn ĩa.
- Với cấu tạo như trên, phanh từ motor (động cơ) được coi là một trong những bộ phận hữu ích trong việc dừng hãm động cơ sao cho an toàn và hiệu quả.
Nguyên lý hoạt động của phanh từ, thắng từ trong motor giảm tốc có thắng:
Vì được liên kết trực tiếp với trục quay nên khi động cơ hoạt động sẽ kéo theo phần cứng ở thắng từ đang quay hoạt động theo
Ở trạng thái vận hành:
Khi nam châm điện ở trong trạng thái hoạt động thì sẽ sinh ra từ trường, nhằm mục đích tạo lực hút lên trên phần cứng, cụ thể là bộ phận đĩa quay
Đĩa quay bị nam châm điện hút chặt vào, kèm theo đó là 1 lực ma sát lớn được tạo ra giữa bề mặt của đĩa quay. Lúc này, nhờ có lớp vật liệu ma sát của nam châm điện mà giảm tốc và việc thực hiện dừng động cơ có thể làm 1 cách nhanh nhất.
Điều kiện để thắng từ mô tơ vận hành là tại lúc đó khoảng hở phải bằng không
Ở trạng thái không vận hành:
Khoảng hở duy trì sẽ xuất hiện khi nam châm ở trạng thái nghỉ. Còn phần ứng và phần trục motor thì vẫn hoạt động bình thường.
Về cơ chế hồi, lò xo là bộ phận chủ đạo ở trên phần ứng, nó sẽ kéo đĩa quay về vị trí lúc ban đầu, trước khi bị ngừng kết nối với thắng từ.
Phân loại phanh từ, thắng từ
Có rất nhiều loại phanh từ, nhưng phổ biến trên thị trường và được nhiều người sử dụng tùy thuộc vào mục đích thì có 4 loại cơ bản sau:
- Phanh từ đơn đĩa : chiếm 80% thị trường
- Phanh từ đa đĩa
- Phanh từ bột từ
- Phanh từ vận hành bằng từ trễ (phanh từ từ trễ)
Ứng dụng của motor có thắng trong cuộc sống
Phạm vi ứng dụng của motor có thắng rất phổ biến nhờ chức năng giữ an toàn của thắng từ. Nó có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của các doanh nghiệp, chẳng hạn như:
- Những thiết bị dùng trong lĩnh vực y khoa
- Máy công cụ, chẳng hạn như máy cắt, máy trộn…
- Làm servo motor và các loại rô bốt.
- Ứng dụng trong máy đóng gói và dây chuyền chế biến thực phẩm
- Có trong thang máy và thang cuốn của trung tâm thương mại, trường học, công ty…
MotorDienBaPha là đơn vị chuyên cung cấp Động Cơ Điện 3Pha , 1 Pha , Giảm Tốc, Điều tốc…. chất lượng cao, Giá Rẻ nhất thị trường.
Liên Hệ MOTORDIENBAPHA để được tư vấn, báo giá sản phẩm và hỗ trợ Kỹ thuật
Hotline: 0978.35.2024