Giới thiệu tổng quan về motor 12V giảm tốc ngày nay

Cách lắp đặt motor 12V giảm tốc

Motor 12V giảm tốc(Motor giảm tốc 12v) hay động cơ giảm tốc 12v là loại motor điện DC 1 chiều gắn với hộp số mini. Để giảm vận tốc động cơ điện tùy ý người sử dụng. Dưới đây là chi tiết về motor 12V giảm tốc.

Thành phần cấu tạo motor 12V giảm tốc

Cấu tạo của động cơ giảm tốc 12V bao gồm hai phần chính: phần đầu giảm tốc và phần động cơ.

Cấu tạo motor 12V giảm tốc
Cấu tạo motor 12V giảm tốc

Phần động cơ gồm:

  • Khung vỏ: Là phần bên ngoài của động cơ, có chức năng cung cấp khả năng cách điện đồng thời bảo vệ các thành phần bên trong.
  • Stator: Là phần không chuyển động của motor, bao gồm các cuộn dây dẫn điện để tạo ra trường từ.
  • Rotor: Là phần chuyển động của động cơ, được kết nối với phần giảm tốc của động cơ. Roto thường chịu trách nhiệm tạo ra chuyển động quay và được làm từ dây đồng.
  • Trục động cơ: Là trục kết nối giữa phần đầu giảm tốc và rotor. Trục động cơ truyền chuyển động từ rotor sang bộ giảm tốc.
  • Vòng bi bạc đạn: Được đặt ở phía trước của động, vòng bi bạc đạn giúp đảm bảo sự mượt mà và giảm ma sát trong quá trình quay của động cơ.
  • Hộp cực đấu điện: Là nơi kết nối cực đấu của động cơ và các dây điện, cho phép cung cấp và điều khiển nguồn điện cho động cơ.

Phần đầu giảm tốc bao gồm các bộ phận sau:

  • Các bánh vít chịu tải và giảm tốc độ: Là các bánh vít được thiết kế để giảm vận tốc quay từ phần động cơ sang phần đầu giảm tốc. Các bánh vít này có tỷ số truyền động cố định để tăng lực momen xoắn và điều chỉnh tốc độ quay.
  • Vỏ đầu giảm tốc: Là khung bên ngoài giữ và bảo vệ các bánh vít giảm tốc. Vỏ đầu giảm tốc có chức năng duy trì độ chính xác và chịu tải trong quá trình giảm tốc.

Motor 12V giảm tốc và ưu điểm của chúng

Motor 12V giảm tốc có những ưu điểm vượt trội đáng chú ý như sau:

  • Đảm bảo sự an toàn vì sử dụng dòng điện rất nhỏ
  • Kích thước nhỏ, gọn giúp dễ dàng trong việc lắp đặt và tiết kiệm không gian
  • Dễ dàng di chuyển và lắp đặt motor 12v giảm tốc do có trọng lượng nhẹ
  • Mức độ tiêu hao điện thấp, tiết kiệm năng lượng
  • Độ ồn thấp, ít rung, hoạt động êm,…
  • Đáng tin cậy và ổn định, đảm bảo hiệu suất cao vì làm việc liên tục và ít gặp sự cố.
  • Dễ dàng tiến hành kiểm tra, bảo trì, và thay thế các linh kiện khi cần thiết.

Motor 12V giảm tốc có ứng dụng gì?

Ứng dụng motor 12V giảm tốc
Ứng dụng motor 12V giảm tốc

Motor 12v giảm tốc được ứng dụng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực như sau:

  • Chế tạo máy quay kẹo bông, máy làm kem tươi, kẹo kéo,…
  • Quay thịt chim cút, sấy khô ngô khoái sắn, làm máy sấy hạt điều,..
  • Làm đồ chơi cho trẻ em
  • Chế tạo các thiết bị, máy móc trong ô tô hay phụ kiện ô tô
  • Làm motor máy ép nước hoa quả, máy ép nước mía,..
  • Theo ước tính, thị trường Việt Nam tiêu thụ tới hơn 150 000 sản phẩm động cơ DC xoay chiều giảm tốc mỗi năm.

Lắp đặt motor 12v giảm tốc đơn giản

Để lắp đặt motor 12v giảm tốc bạn cần thực hiện các bước, các dụng cụ cần thiết, chủ yếu như sau:

  • Động cơ 12v giảm tốc
  • Dây điện và nguồn điện 12v
  • Công tắc điện
  • Bộ dụng cụ sửa chữa: bu lông, ốc vít,…
Cách lắp đặt motor 12V giảm tốc
Cách lắp đặt motor 12V giảm tốc

Xác định vị trí lắp đặt động cơ 12v giảm tốc.

  • Vị trí lắp đặt động cơ giảm tốc cần tránh ẩm ướt, phải thoáng mát và có độ rung thấp.
  • Vị trí lắp đặt động cơ cũng cần phải dễ dàng cho việc kiểm tra và bảo trì khi động cơ gặp vấn đề.
  • Dùng dây điện nối giữa nguồn điện và motor 12v giảm tốc.
  • Dùng công tắc để điều khiển quá trình làm việc của động cơ.
  • Sắp xếp vị trí công tắc sao cho thuận tiện với việc sử dụng.
  • Sử dụng bộ dụng cụ sửa chữa để cố định chắc chắn động cơ tại vị trí lắp rap.
  • Sử dụng các bu lông hoặc ốc vít để cố định động cơ tại vị trí lắp rap.
  • Đảm bảo động cơ được cố định chắc chắn để tránh bị rung lắc trong quá trình motor hoạt động.
  • Sau khi lắp rap xong, bạn cần kiểm tra lại sự vận hành của motor giảm tốc. Nếu động cơ hoạt động bình thường, bạn có thể sử dụng nó ngay khi cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.