Máy bơm tăng áp – Khi tốc độ dòng chảy yếu mà chúng ta lại có nhu cầu sử dụng cao hoặc bản chất nguồn nước sở hữu lực liên kết bề mặt tương đối lớn thì máy bơm tăng áp sẽ là một phương án được đặt lên hàng đầu. Vậy thì máy bơm tăng áp là gì, có cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Chúng ta sẽ được tìm hiểu thiết bị này thông qua bài viết sau.
Khái niệm máy bơm nước tăng áp là gì?
Máy bơm tăng áp (hay còn có tên gọi khác là máy bơm áp lực) là dòng máy bơm được dùng với mục đích làm tăng áp lực nước lưu thông trong đường ống, giúp cho dòng nước chảy ra các đầu vòi được mạnh và nhiều hơn.
Máy bơm áp lực phổ biến hay được sử dụng là loại máy bơm tự động. Khi người dùng mở bất kì vòi nước nào để lấy nước thì máy bơm sẽ tự động khởi động và tạo ra áp lực đẩy dòng nước đi mạnh hơn nhằm đáp ứng mong muốn, nhu cầu của người sử dụng. Và ngược lại, khi người dùng đóng vòi thì máy bơm cũng tự động tắt.
Cấu tạo máy bơm tăng áp như thế nào?
So với máy bơm truyền thống, bơm tăng áp có cấu tạo cơ bản cũng tương tự, ngoại trừ việc nó có thêm bình tích áp và rơ le tăng áp được tích hợp cùng. Vậy thì, cấu tạo máy bơm áp lực gồm có 4 bộ phận cơ bản như sau:
- Bình tích áp
- Đầu đẩy
- Rơ le
- Đầu hút
Đầu đẩy và đầu hút là 2 bô phận cơ bản đa phần ai cũng biết, nên bài viết sẽ tập trung đi vào 2 bộ phận quan trọng tạo ra sự khác biệt của loại máy bơm áp lựcp là: Bình tích áp và rơ le.
Để phù hợp với mục đích tạo ra áp lực lớn, đẩy nước đẩy nước từ dưới thấp lên cao thì không thể thiếu bình tích áp tích hợp vào cấu tạo. Bình tích áp có nhiệm vụ nén chứa, tích trữ năng lượng thủy lực. Nguồn năng lượng này được dùng cho việc cân bằng và cung cấp lại khi áp suất thay đổi.
Trong tất cả các mạch động lực thì bộ phận rơ le đều có nhiệm vụ là đóng ngắt tự động và điều chỉnh chế độ. Khi được tích hợp vào máy bơm áp lực, chiếc rơ le này đóng vai trò là một chiếc công tắc, bật hay tắt sẽ phụ thuộc vào lực tạo ra từ ống đẩy.
Nguyên lí hoạt động của máy bơm tăng áp là gì?
Máy bơm nước tăng áp hoạt động dựa theo sự thay đổi áp suất trong đường ống nước. Khi áp suất trong ống thay đổi, nó làm cho áp lực ở các vị trí trên ống sẽ khác nhau.
Khi áp suất bị giảm xuống thấp (ví dụ như khi bạn mở van xả nước) thì hệ thống cảm biến bên trong ống sẽ lan truyền tín hiệu cho tới bộ phận công tắc (rơ le) áp suất, qua đó nó sẽ làm máy bơm hoạt động.
Khi áp suất tăng lên cao đồng thời làm áp lực giảm xuống (khi bạn đóng van xả nước) thì rơ le sẽ tự động ngắt điện làm cho máy bơm ngừng hoạt động.
Ưu điểm và nhược điểm của máy bơm nước tăng áp là gì?
Sau đây là một vài ưu điểm của máy bơm áp lực:
- Có khả năng tăng hoặc giữ ổn định áp suất trong hệ thống cấp nước để có thể đáp ứng theo mục đích sử dụng.
- Kích thước tương đối nhỏ gọn, tiện lợi cho ngườ sử dụng
- Tạo ra ít tiếng ồn.
- Có khả năng chống ăn mòn tốt.
- Người sử dụng có thể lắp đặt trực tiếp với đường ống.
- Việc tháo lắp và sửa chữa khá dễ dàng.
- Dễ dàng thích nghi, làm việc trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Bên cạnh ưu điểm, máy bơm áp lực cũng có một số nhược điểm như sau:
- giá thành khá cao
- công suất bơm lớn nên sẽ gây hao tốn điện năng hơn
- không có nhiêu chủng loại, mẫu mã như các loại máy bơm khác
- nó chỉ được sử dụng trong điều kiện nhất định.
Tuy vậy, nó vẫn không ảnh hưởng nhiều đến công năng sử dụng, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm ra quyết định mua hàng.
- Giảm tốc 3 phase công suất 0.2KW 0.25H
- Giảm tốc 3 phase công suất 0.4KW 0.5HP
- Giảm tốc 3 phase công suất 0.8KW 1HP
- Giảm tốc 3 phase công suất 1.5KW 2HP
- Giảm tốc 3 phase công suất 2.2KW 3HP
- Giảm tốc 3 phase công suất 3.7KW 5HP
- Giảm tốc 3 phase công suất 5.5KW 7.5HP
- Giảm tốc 3 phase công suất 7.5KW 10HP