Khái niệm, cấu tạo và thông số kỹ thuật của motor 3 pha

Motor 3 pha

Thông số kỹ thuật motor 3 phamotor 3 pha là một trong số những thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng, thế nên mà những thông tin về thiết bị này được tìm kiếm rất nhiều. Bài viết này ta cùng tìm hiểu về thông số kỹ thuật motor 3 pha nhé!

Khái niệm motor 3 pha là thiết bị như thế nào?

Là thiết bị không đồng bộ vận hành bằng dòng điện xoay chiều 3 pha, thường được sử dụng trong những ngành công nghiệp, trong những dây chuyền sản xuất lớn, ví dụ như máy bơm ly tâm trục ngang hay bơm ly tâm trục ngang…

Lúc motor 3 pha được đem đấu nối vào lưới điện 3 pha thì từ trường quay sẽ được tạo ra để làm rotor quay ở trên trục. Chuyển động của rotor được trục thực hiện truyền ra bên ngoài và được dùng để vận hành máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động.

motor điện 3 pha
motor điện 3 pha

Cấu tạo của motor 3 pha như thế nào ?

Gồm 2 thành phần chính đó là stator và phần rotor.

  • Stator: Được ghép từ các tấm thép kỹ thuật điện mỏng, bên trong thì được xẻ rãnh hoặc làm từ khối thép đúc.
  • Rotor: Là phần chuyển động của motor 3 pha được ghép từ nhiều thanh kim loại thành cái lồng có hình trụ.

Thông số kỹ thuật motor 3 pha ra sao ?

Motor 3 pha vỏ gang ký hiệu Y3
Motor 3 pha vỏ nhôm thường ký hiệu G
Motor 3 pha tua nhanh làm bơm công nghiệp ký hiệu GL5.5, GL11, GL15, GL18.5 và GL 22 tượng trưng cho số kw
Tôn bên trong motor 3 pha là tôn silic xanh, cứng và độ thẩm thấu từ tốt hơn so với tôn silic nâu, đen cán nóng
Dây đồng có cấp chịu nhiệt độ cao: Chống ẩm và chịu nhiệt độ tốt.
Hệ số bảo vệ IP 55 chống nước và bụi bẩn

Thông số kỹ thuật motor điện 3 pha ghi trên tem
Thông số kỹ thuật motor điện 3 pha ghi trên tem

Cực điện motor 3 pha (pole) miêu tả tốc độ – vòng phút như sau:

  • Motor 3 pha 2P: có thể dùng cho máy cần 2800 – 3000 vòng /phút
  • Motor 3 pha 4P: có thể dùng cho máy cần 1400 -1500 vòng /phút
  • Motor 3 pha 6P: có thể dùng cho máy cần 900 – 1000 vòng /phút
  • Motor 3 pha 8P: có thể dùng cho máy cần 700-720 vòng / phút

Cực điện motor 3 pha càng cao thì tốc độ của máy càng thấp hơn, lúc chế tác cần dùng nhiều tôn và đồng hơn.

Kiểm tra motor 3 pha trước khi khởi động như thế nào?

Nội dung ghi trên biển của motor 3 pha

  • Kiểm tra điều kiện lắp ráp, môi trường và hình thức bảo vệ motor 3 pha có thích hợp không.
  • Xác định đấu dây có đúng không, vỏ máy motor 3 pha có tiếp đất không.
  • Xác định điểm nối đầu dây và tiếp xúc có tốt không.
  • Xác định công tắc nguồn điện, dung lượng và quy cách của cầu chì và rơle đã đúng chưa.
  • Dầu bôi trơn và sức căng của dây curoa có phù hợp hay có lệch tâm không.
  • Dùng tay xoay nhẹ trục motor 3 pha xem có quay không, kiểm tra lượng tra dầu có thích hợp hay chưa
  • Cổ góp có sáng bóng hay chổi than có bị vết bẩn không, sức ép chổi than và tình trạng di động của nó ở trong giá kẹp ra sao.
  • Kiểm tra điện trở cách điện và xác định phương pháp khởi động và xác định chiều quay của motor 3 pha.

Quy trình bảo dưỡng motor 3 pha ra sao?

  • Theo dõi thường xuyên âm thanh tiếng motor 3 pha vận hành.
  • Kiểm tra nhiệt độ của motor 3 pha trước, trong và sau khi nó vận hành.
  • Kiểm tra thường xuyên các công suất tiêu thụ năng lượng của motor 3 pha bằng ampe kế.
  • Kiểm tra độ tiếp xúc của cầu chì, cầu dao lẫn các điểm khởi động khác.
  • Lau chùi sạch sẽ bên ngoài của motor 3 pha, tránh để bị bám bụi.
  • Bảo dưỡng motor 3 pha định kỳ đúng với lịch bảo dưỡng khuyến cáo của nhà sản xuất.
  • Trong điều kiện vận hành của motor 3 pha có nhiều bụi bẩn, hóa chất ăn mòn thì cần định kỳ tiểu tu toàn bộ motor điện với tần suất 3 tháng/ lần.
MOTORDIENBAPHA chuyên cung cấp , Động Cơ Điện 3 pha, Động Cơ Điện 1 Pha, Giảm Tốc, Điều Tốc, Máy Bơm … chất lượng cao, giá thành rẻ.
Liên hệ ngay MOTORDIENBAPHA để được hỗ trợ tư vấn thêm về Motor giảm tốc mini nhé!
Hotline: 0978.35.2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.