Cách đấu tụ motor 1 pha – Hiện nay nhu cầu sử dụng motor 1 pha ngày càng nhiều hơn, chính vì thế nên rất nhiều người muốn nắm rõ các phương pháp để đấu tụ điện cho thiết bị này. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu cách để đấu tị điện motor 1 pha này nhé!
Khái niệm tụ điện là bộ phận gì ?
Tụ điện là 1 linh kiện gồm có 2 cực thụ động với khả năng lưu trữ năng lượng điện hoặc tích tụ điện tích với cấu tạo gồm 2 bề mặt dẫn điện trong cùng điện trường.
2 bề mặt dẫn điện của tụ điện được ngăn cách nhờ chất điện môi . Đây là chất không có khả năng dẫn điện ví dụ như: Giấy, giấy tẩm hoá chất hoặc gốm, mica,…
Lúc 2 bề mặt tụ điện có sự chênh lệch về điện thế thì nó sẽ cho phép dòng điện xoay chiều chạy qua. Những bề mặt lúc này sẽ có điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu với nhau. Người ta thường coi tụ điện giống ắc quy mini vì nó có khả năng lưu trữ nhiều năng lượng điện.
Tụ điện được phân loại như thế nào ở trên thị trường ?
- Tụ hóa: Là tụ điện có phân cực (-) và (+) và luôn ở dạng hình trụ. O=Ở trên thân tụ điện thể hiện thông số về giá trị điện dung, thông thường điện dung sẽ đạt từ 0,47 0,4700µF.
- Tụ điện giấy và tụ điện mica, tụ điện gốm: Là những tụ điện không phân cực và có hình dạng dẹt. Trị số được ký hiệu ở trên thân bằng 3 con số, chỉ số điện dung của tụ thường sẽ khá nhỏ, rơi vào khoảng 0,47µF.
- Tụ điện xoay: Cấu tạo của tụ điện xoay giúp cho nó có thể xoay chiều để làm thay đổi giá trị điện dung.
- Tụ Li-ion: Là tụ điện có năng lượng cực cao, có thể được dùng để tích điện 1 chiều. Hai bề mặt hoặc 2 bản cực ở bên trong cấu tạo tụ điện có chức năng cách điện 1 chiều nhưng lại để dòng điện xoay chiều đi qua dựa vào nguyên lý phóng nạp của tụ điện.
Cách đấu tụ motor 1 pha như thế nào với các dây ra khác nhau?
Cách để đấu motor 1 pha có 3 dây ra
- Bước đầu tiên: Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo 3 cặp điện trở chạy qua 3 đầu dây.
- Bước thứ 2: Cặp dây có điện trở lớn nhất sẽ được xác định là 2 dây R và S và sợi dây còn lại chính là dây C.
- Bước cuối cùng: Sau khi đã xác định được dây C so điện trở sợi dây này với 2 dây còn lại, nếu sợi dây nào có điện trở nhỏ hơn dây C thì sẽ là R, còn dây nào có điện trở lớn hơn thì nó chính là dây S.
Cách để đấu motor 1 pha có 4 dây ra
Motor 1 pha thường sẽ sử dụng tụ có 4 đầu ra là 2 dây đen, 1 sợi dây xanh và 1 sợi dây nâu. Có 2 cách để giúp người dùng xác định đâu là cuộn LV và đâu sẽ là cuộn KD. Lúc đấu motor 1 pha có 4 dây thì dùng bằng mắt thường và sử dụng đồng hồ vạn năng.
Dựa vào mắt thường: Bạn cần thực hiện việc tháo roto ra khỏi phần stato, tại stato lúc đó cuộn LV sẽ nằm bên trong và cỡ dây lớn hơn sẽ là cuộn KD. Cách để đấu dây nối 2 đầu dây bất kỳ của dây LV và KD với nhau và thực hiện nối ra 1 dây nguồn. Dây còn lại của cuộn LV thì sẽ tiến hành nối với dây nguồn còn lại của má tụ. Dây còn lại của cuộn KD chỉ cần thực hiện nối với má tụ còn lại là xong.
Dựa vào đồng hồ: Sử dụng để đo thông mạch trước khi đấu motor 1 pha. Cuộn nào có điện trở lớn hơn thì cuộn đó chính là cuộn KD, còn nhỏ hơn là LV. Thực hiện cách để đấu dây tương tự như trên.
Cách để đấu motor 1 pha có 5 dây ra
5 dây ra của motor 1 pha sẽ được quy định lần lượt như sau R-S-Hi-Me-Lo.
R: sẽ là dây chạy
S: sẽ là dây đề (dây khởi động)
Hi: sẽ là dây chạy tốc độ cao
Me: là dây chạy với tốc độ trung bình
Lo: là dây chạy với tốc độ thấp
Thực hiện cách để đấu dây theo thứ tự như sau R-S-Hi-Me-Lo.
Cách để đấu motor 1 pha có 6 dây ra
Trong 6 đầu dây ra của motor 1 pha nếu như có 4 đầu là của cuộn dây chính thì 2 đầu kia sẽ là của cuộn phụ. Đánh số những đầu dây ở cuộn chính là 1 – 2; 3 – 4 và ở cuộn phụ là 5 – 6. Đấu nối dây vận hành động cơ sẽ còn tùy vào điện áp nguồn 110V hay 220V.
Tham khảo thêm về các loại motor 1 pha:
- Motor Điện 1 Pha công suất 1.5KW – 2HP
- Motor Điện 1 Pha công suất 1.1KW – 1.5HP
- Motor Điện 1 Pha công suất 0.75KW – 1HP
- Motor Điện 1 Pha công suất 0.55KW – 0.75HP
- Motor Điện 1 Pha công suất 0.37KW – 0.5HP