Tốc độ động cơ– Hiện nay việc điều chỉnh tốc độ động cơ là điều mà rất nhiều người dùng đang quan tâm. Vậy điều chỉnh tốc độ động ra ra sao thì ta hãy cùng nhau đến phần bài viết nhé!
Khái niệm bộ điều chỉnh tốc độ động cơ ?
Đây là bộ phận có chức năng chính là giữ cho số vòng quay của động cơ luôn nằm trong một giới hạn quy định. Bộ điều chỉnh này cấu tạo từ là động cơ và bộ điều tốc. Trong hệ thống của điều chỉnh tự động tốc độ động cơ thì tốc độ góc (haysố vòng quay) của trục khuỷu động cơ là thông số điều chỉnh, còn động cơ là đối tượng chính của hệ thống này.
Những phương pháp để điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ :
Ở Trên stator: Thay đổi điện áp khi đưa vào dây quấn stato, thay đổi số đôi cực của phần dây quấn stator hoặc thay đổi tần số nguồn.
Còn trên rotor: thay đổi điện trở rotor hoặc nối nối tiếp ở trên mạch điện rotor một hoặc nhiều máy điện phụ được gọi là nối cấp.
+ Đầu tiên là điều chỉnh của động cơ máy nén khí bằng việc thay đổi số đôi cực:
Dây quấn stator có thể được nối thành bao nhiêu số đôi cực khác nhau thì tốc độ sẽ có bấy nhiêu cấp, thế nên thay đổi tốc độ chỉ có thể thay đổi theo từng cấp một không bằng phẳng. Có nhiều cách để có thể thay đổi số đôi cực của dây quấn stator. Đổi cách nối dây để có được số đôi cực khác nhau. Sử dụng trong động cơ có hai tốc độ theo tỷ lệ 2:1. Trên rãnh stator thì đặt 2 dây quấn độc lập có số đôi cực khác nhau, thường để có 2 tốc độ theo tỷ lệ 4:3 hay 6:5. Trên rãnh statro có 2 dây quấn độc lập có số đôi cực khác nhau, mỗi dây quấn có thể đổi cách nối để có được số đôi cực khác nhau.
Dây quấn rotor trong động cơ không đồng bộ thì rotor dây quấn có số đôi cực bằng với số đôi cực của dây quấn stator, thế nên khi đấu dây quấn stator để có số đôi cực khác nhau thì dây quấn rotor cũng phải đấu lại. Ngược lại, dây quấn rotor lồng sóc thích ứng với bất kì số đôi cực nào của dây quấn stator, thế nên thích hợp cho động cơ điện thay đổi số đôi cực để điều chỉnh tốc độ.
+ Thứ 2 là điều chỉnh tôc độ của động cơ máy nén khí bằng việc thay đổi tần số
Tốc độ của động cơ sẽ là n = n1(1-s) = (60f/p)(1-s)
Lúc hệ số trượt thay đổi ít thì tốc độ sẽ tỷ lệ thuận với tần số.
Mặt khác, từ biểu thức sau E1=4.44f1W1KdqØmax ta thấy max tỷ lệ thuận với E1/f1
Người ta muốn sẽ giữ cho Ømax= const
Thế nên phải điều chỉnh cả E/f , nghĩa là phải sử dụng 1 nguồn điện đặc biệt , đó là những bộ biến tần máy nén khí ở trong công nghiệp. Sử dụng biến tần nhằm điều khiển động cơ theo những quy luật khác nhau ( quy luật U/f, điều khiển véc tơ..) đã tạo ra các hệ điều khiển tốc độ động cơ với các tính năng vượt trội.
+ Thứ 3 là điều chỉnh tốc độ của động cơ máy nén khí bằng việc thay đổi điện áp cung cấp cho stator
Hệ số trượt giới hạn Sth sẽ không phụ thuộc vào điện áp, nếu như R’2 không đổi thì lúc giảm điện áp nguồn U, hệ số trượt tới hạn Sth sẽ không còn là Mmax giảm tỷ lệ với U2.
Cách này chỉ thực hiện lúc máy mang tải, nếu không mang tải mà giảm điện nguồn như thế thì tốc độ gần như không đổi.
+ Thứ 4 là điều chỉnh tốc độ của động cơ máy nén khí bằng việc thay đổi điện trở mạch rotor của động cơ rotor dây quấn.
Nhờ vành trượt ta nối một biến trở 3 pha có thể điều chỉnh được vào dây quấn roto
Với momen tải nhất định, điện trở phụ càng lớn thì hệ số trượt ở điểm làm việc sẽ càng lớn ( từ a đến b rồi c ), nghĩa là tốc độ sẽ càng giảm xuống. Vì momen có tỷ lệ với công suất điện trở Pđt, thế nên ta có : (r2/s2)= ((r2+rf)/s)
Do Pđt sẽ không đổi, I2 cũng không nên một bộ phận công suất cơ đã biến thành tổn hao đồng I2 x Rf. Vì khi đó công suất đưa vào không đổi thế nên hiệu suất giảmMặt khác, tốc độ điều chỉnh nhiều hoặc ít còn phụ thuộc vào tải lớn hay tải nhỏ.
Tham khảo thêm về các động cơ điện sau:
- Motor Điện 1 Pha công suất 0.37KW – 0.5HP
- Motor Điện 1 Pha công suất 0.55KW – 0.75HP
- Motor Điện 1 Pha công suất 0.75KW – 1HP
- Motor Điện 1 Pha công suất 1.1KW – 1.5HP
- Motor điện 3 pha công suất 15KW – 20HP