Cấu tạo của hộp số giảm tốc có gì?

Hộp giảm tốc

Cấu tạo hộp giảm tốc – Hiện nay, hộp giảm tốc là một trong những thiết bị được mọi người lựa chọn sử dụng rất nhiều. Vậy thiết bị này có cấu tạo ra sao, nguyên lý thế nào… chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Khái niệm hộp giảm tốc là thiết bị như thế nào ?

Hộp giảm tốc
Hộp giảm tốc

Là cơ cấu truyền chuyển động dựa vào khớp trực tiếp với tỉ số truyền không thay đổi. Với chức năng giảm vận tốc góc, tăng momen xoắn vfa làm giảm tốc độ vòng quay. Ngoài ra còn là thiết bị trung gian giữa động cơ điện với máy công tác.

Cấu tạo của hộp giảm tốc gồm những gì?

Thiết bị này bao gồm những bánh răng thẳng và bánh răng nghiêng ăn khớp với nhau theo 1 tỷ số truyền động nhất định. Khi nguồn điện cung cấp vào, thiết bị này sẽ tạo nên 1 số vòng quay phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng. Tùy điều kiện làm việc lẫn cách tính toán mà người ta sẽ thiết kế hộp giảm tốc phù hợp với công việc đó.

Hộp giảm tốc có chức năng giảm tốc độ vòng quay của động cơ. Lúc lắp ráp, 1 đầu hộp giảm tốc được nối với động cơ (xích, đai, haynối cứng), đầu còn lại của hộp sẽ được nối với tải.

Nguyên lý vận hành của hộp giảm tốc như thế nào ?

Thường thì hộp giảm tốc sẽ là 1 hệ bánh răng chúng ăn khớp với nhau theo đúng tỷ số truyền và momen quay đã định để lấy ra số vòng quay mà người dùng yêu cầu. Thế nhưng, trên thị trường cũng có 1 vài hộp giảm tốc không sử dụng bánh răng thường, mà sử dụng hệ bánh răng vi sai hoặc hành tinh. Tùy điều kiện làm việc, hộp giảm tốc sẽ được tính toán nhằm thiết kế phù hợp. Hộp giảm tốc thường được lắp đặt khi cần 1 số vòng quay nhanh trong 1 phút.

Những bước để bạn bảo dưỡng hộp giảm tốc của mình là gì ?

Hộp số giảm tốc
Hộp số giảm tốc
  1. Thường xuyên kiểm tra hộp giảm tốc của mình bằng mắt, tìm kiếm rò rỉ dầu trên trục đầu vào và đầu ra, kiểm tra độ rung có vượt quá mức cho phép hay là không?
  2. Nếu hộp giảm tốc hoạt động thường xuyên trong môi trường chứa nhiều bẩn và bụi bẩn, cần cố gắng giữ chúng ở điều kiện sạch sẽ nhất có thể nhằm tránh sự xâm nhập tiềm ẩn của những chất gây ô nhiễm vì việc tiếp xúc bụi bẩn nhiều như thế sẽ làm cho hộp giảm tốc bị quá nhiệt và dễ gây ra hư hỏng.
  3. Cần cẩn trọng trong việc phân tích độ rung của hộp giảm tốc mà trong môi trường không được nghe rõ. Theo dõi độ rung của ổ trục và những bánh răng bên trong hộp giảm tốc. Việc gia tăng độ rung chính là dấu hiệu có những vấn đề sắp xảy ra.
  4. Tháo các nắp bảo vệ và kiểm tra thông qua mắt, những bánh răng bên trong để xem chúng có dấu hiệu bị rỗ hay xoắn ốc hay không, thường xuyên kiểm tra thật cẩn thận những vết ăn khớp của răng. Nếu vết ăn khớp không đồng đều thì có nghĩa là hộp giảm tốc của bạn đang có dấu hiệu sắp hỏng. Bạn cần sớm khắc phục tình trạng này để tránh những vấn đề sớm xảy ra.
  5. Thường xuyên kiểm tra lại những hộp giảm tốc để xem nó có còn được sử dụng theo đúng thông số cài đặt ban đầu hay không ? đảm bảo việc sử dụng đúng quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất đã đưa ra như đúng công suất đầu vào, lắp đặt đã đúng hướng hộp giảm tốc hay không và tránh trường hợp quá tải.
  6. Thay dầu nhớt hoặc chất bôi trơn định kì theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã đưa ra là việc rất cần thiết. Đảm bảo rằng bạn đã và đang sử dụng đúng loại nhớt phù hợp với ứng dụng của mình.

Tham khảo thêm về một số hộp giảm tốc sau:

Hộp số giảm tốc WP – 100

Hộp số giảm tốc WP – 120

Hộp số giảm tốc WP – 135

Hộp số giảm tốc WP – 155

Hộp số giảm tốc WP – 175

Hộp số giảm tốc WP – 200

Hộp số giảm tốc WP – 250

Hộp số giảm tốc WP – 40

Hộp số giảm tốc WP – 50

Hộp số giảm tốc WP – 60

Hộp số giảm tốc WP – 70

Hộp số giảm tốc WP – 80

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.