Motor 3 pha – thiết bị được ứng dụng vô cùng rộng rãi và quen thuộc. Câu hỏi về thông số kỹ thuật motor 3 pha là điều mà nhiều người dùng tò mò về thiết bị này. Để giải đáp về mô tơ 3 pha thì ta sẽ cùng nhau đến phần bài viết nhé!
Khái niệm motor 3 pha là thiết bị ra sao ?
Đây là 1 dạng động cơ điện không đồng bộ chạy bằng dòng điện xoay chiều 3 pha, chủ yếu được ứng dụng trong những ngành công nghiệp hoặc trong những dây chuyền sản xuất lớn, chẳng hạn như với máy bơm ly tâm trục đứng hoặc ly tâm trục ngang,…
Khi mô tơ 3 pha được đem đi đấu nối vào lưới điện 3 pha thì từ trường quay cũng được tạo ra để làm rotor quay trên trục. Chuyển động của rotor sẽ được trục máy thực hiện truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành những loại máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động.
Cấu tạo của motor 3 phase bao gồm những gì ?
- Phần stator: Bộ phận này được ghép rất cẩn thận từ những tấm lá thép kỹ thuật điện rất mỏng, bên trong được xẻ rãnh hoặc làm từ khối thép đúc.
- Phần rotor: Là bộ phận chuyển động của mô tơ 3 pha được ghép lại từ nhiều thanh kim loại nhằm tạo thành một cái lồng có hình trụ.
Những thông số kỹ thuật của motor 3 phase quan trọng nhất mà bạn cần biết
- KW/ HP / Mã lực – sức ngựa: Đây là công suất của mô tơ 3 pha được tính bằng kilowatt hoặc Horse Power (HP).
- Tốc độ của motor 3 phase: Pole / P cực của mô tơ 3 phase: RPM = R.P.M = Round Per Minute: tốc độ trục ra của mô tơ 3 phase là số vòng quay / phút
- 4 pole (4P) sẽ tương ứng với số vòng quay là 1400, 1450, 1500 vòng /phút. Còn được gọi tên là motor kéo, motor chậm tua hoặc motor tua chậm
- 2 pole (2P) sẽ tương ứng với số vòng quay là 2800, 2900, 3000 vòng /phút. Còn được gọi tên là motor nhanh tua hay là motor tua nhanh
- 6 pole (6P) sẽ tương ứng với số vòng quay là 900, 960, 1000 vòng /phút
- 8 pole (8P) sẽ tương ứng với số vòng quay là 700 – 720 vòng /phút
- INS.CL (insulating class): cấp cách điện của dây đồng (dây emay), thường sẽ là cấp B: 120 độ, cấp F 155 độ và H là 180 độ C
- IP – Ingress of Protection: Cấp bảo vệ motor khỏi tác động của môi trường.
Ví dụ: IP44 là motor hở và IP55 là motor kín. Ngăn được những hạt bụi nước nhỏ tới 1mm lọt vào bên trong motor. IP56 là bảo vệ nước cao cấp hơn và IP66 là có thể nhúng được xuống nước.
Ứng dụng của motor 3 pha ra sao ở trong đời sống
- Motor 3 pha 2P: chế tạo bơm nước hoặc bơm ly tâm, bơm thủy điện hay bơm cứu hỏa.
- Motor 3 pha 4P: sản xuất ra động cơ giảm tốc, quạt công nghiệp hoặc quạt ly tâm, quạt hút bụi, quạt nhà bếp hay quạt.
- Motor 3 pha 6P: làm máy nước đá hoặc máy nghiền gỗ đá, cầu trục hay thang máy chở hàng, luyện kim.
- Motor 3 pha 8P: tốc độ sẽ là 700-720 vòng phút lực, momen lớn thế nên được áp dụng cho cẩu trục, chế tạo ra động cơ ruột quấn, trạm trộn bê tông hoặc máy sản xuất xi măng.
Những công việc cần thực hiện khi thực hiện bảo dưỡng motor 3 pha theo định kỳ:
- Thứ nhất là tiểu tu motor 3 pha:
Trước tiên cần lau chùi sạch sẽ bên ngoài motor.
Kiểm tra điện trở cách điện và thổi sạch bụi bằng máy nén khí.
Kiểm tra và siết chặt lại các bulong và đai ốc ở chân đế.
Kiểm tra mỡ bò ở bên trong các bạc đạn motor, nếu thiếu thì thêm vào. Kiểm tra và điều chỉnh những thiết bị để bảo vệ điện.
- Thứ 2 là trung tu motor 3 pha:
Thông thường sau khi để mô tơ 3 pha vận hành được 4000 giờ thì nên trung tu một lần.
Kiểm tra bạc đạn và thực hiện thay mới mỡ bò bạc đạn
Đo độ cách điện những bối dây (nếu cần thiết thì tiến hành sấy cuộn dây).
Sửa chữa các lỗi, hư hỏng nếu có phát sinh trong quá trình vận hành.
- Các lưu ý khi đưa mỡ bò vào bạc đạn motor 3 pha:
Không được nhét quá đầy lượng mỡ bò mà chỉ nên cho vào khoảng 2/3 nắp mỡ thôi.
Khi vào mỡ bò nên chú ý đến công năng của motor (khả năng chịu nhiệt và tải năng,…).