Hộp giảm tốc motor – Rất nhiều bạn sinh viên đang theo học ngành điện có thể sẽ có thắc mắc mô tơ giảm tốc là gì, các thông số kỹ thuật của nó ra sao? Mô tơ giảm tốc và hộp giảm tốc có liên quan gì với nhau không?… Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về các nội
dung liên quan tới mô tơ giảm tốc. Từ đó, sẽ giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về mô tơ giảm tốc cũng như các vấn đề liên quan đến giảm tốc.
Hộp giảm tốc motor là thiết bị như thế nào?
Motor giảm tốcHộp giảm tốc đóng vai trò là bộ phận trung gian giữa mô tơ và các bộ phận làm việc khác của thiết bị trong dây chuyền sản xuất có tác dụng thay đổi tốc độ của mô tơ điện sao cho phù hợp với yêu cầu của người sử dụng.
Cấu tạo của hộp giảm tốc bao gồm những gì?
Mô tơ giảm tốc gồm có 2 bộ phận là mô tơ điện và hộp giảm tốc.
+ Động cơ điện có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là stato và roto. cấu tạo của stato gồm các cuộn dây quấn của ba pha điện được quấn ở các lõi sắt; sau đó xếp đặt trên 1 vành tròn nhằm tạo ra từ trường quay. Roto có dạng như hình trụ, nó đóng vai trò là 1 cuộn dây quấn trên lõi thép.
+ Bên trong hộp giảm tốc có đựng bộ truyền động dùng bánh răng, trục vít… nhằm giúp giảm tốc độ vòng quay trục ra. Hộp này còn được dùng để giảm vector vận tốc tức thời góc, làm tăng momen xoắn; và là bộ phận trung gian giữa mô tơ điện với bộ phận công tác.
Nguyên lý hoạt động của hộp giảm tốc ra sao?
Nguyên lý khá đơn giản, ta có thể hiểu rằng hộp giảm tốc hoạt động như sau:
- Hộp giảm tốc đa phần là một hệ bánh răng gồm nhiều bánh răng nghiêng và răng thẳng lần lượt ăn khớp với nhau theo đúng momen quay và tỉ số truyền đã được thiết kế giúp lấy ra số vòng quay cần thiết.
- Cũng có một số dòng hộp giảm tốc không dùng hệ bánh răng vi sai hoặc hệ bánh răng hành tinh, những dòng hộp giảm tốc thường có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi và có thể chịu được áp lực làm việc lớn.
Các loại hộp giảm tốc được ưa chuộng nhất là:
- Hộp số giảm tốc bánh vít, trục ra và trục vào vuông góc với nhau: cấu tạo bao gồm trục vít (guồng xoắn) và bánh vít (bánh răng làm từ hợp kim đồng hoặc thép, ký hiệu WP)
- Hộp số giảm tốc có trục thẳng hay còn gọi là trục lồi
- Hộp giảm tốc có trục rỗng âm, hay còn gọi là cốt âm, trục lõm, ký hiệu NMRV
- Hộp giảm tốc công nghiệp hay sử dụng cho việc nặng: đa phần là bánh răng xoắn ốc (herlical gear) hay hộp giảm tốc bánh răng côn K
- Hộp giảm tốc có trục ra và trục vào song song vớinhau, ký hiệu F gearbox
- Hộp giảm tốc kích thước bé: dùng cho motor mini dưới 0,75KW, to bằng bàn tay đến nắm tay. Ký hiệu IKR
- Hộp số giảm tốc sử dụng cho tời nâng hạ, ký hiệu là ZQ, nặng từ 1 tạ đến 3 tấn.
Ứng dụng của hộp giảm tốc trong cuộc sống thường ngày
Hộp giảm tốc được ứng dụng ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực đặc biệt là sản xuất. Dưới đây là một vài ứng dụng của nó mà chúng ta có thể kể đến:
- Ứng dụng trên băng chuyền, băng tải sản xuất thực phẩm, sản xuất thức ăn gia súc, bao bì, …
- Dùng trong khuấy trộn, trong các hệ thống cấp liệu lò hơi, cán thép, xi mạ…
- Nếu không phải trong các nhà máy, xí nghiệp thì ứng dụng mà chúng ta dễ thấy nhất của hộp giảm tốc chính là động cơ của đồng hồ và xe máy
- Giảm tốc 3 phase công suất 0.2KW 0.25H
- Giảm tốc 3 phase công suất 0.4KW 0.5HP
- Giảm tốc 3 phase công suất 0.8KW 1HP
- Giảm tốc 3 phase công suất 1.5KW 2HP
- Giảm tốc 3 phase công suất 2.2KW 3HP
- Giảm tốc 3 phase công suất 3.7KW 5HP
- Giảm tốc 3 phase công suất 5.5KW 7.5HP
- Giảm tốc 3 phase công suất 7.5KW 10HP