Motor giảm tốc đảo chiều – Là thành phần vô cùng quan trọng, chúng được sử dụng trong các thiết bị máy móc, motor liên quan đến khả năng giảm tốc độ.
Motor giảm tốc đảo chiều là gì?
Motor giảm tốc đảo chiều (hộp giảm tốc đảo chiều) là một loại motor được sử dụng trong các máy móc, thiết bị có liên quan đến vấn đề làm giảm vận tốc của vòng quay đầu ra. Ngay từ tên gọi của motor giảm tốc này, chắc hẳn các bạn cũng đã hình dung được phần nào cấu tạo của chúng gồm những bộ phận nào và có công dụng như thế nào rồi phải không?
Motor giảm tốc đảo chiều cấu tạo thế nào?
Motor giảm tốc đảo chiều bao gồm có motor điện và hộp giảm tốc. Trong đó, motor điện chạy 3 pha lại có cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính, đó là stator và rotor. Cấu tạo của stator lại được chia thành các cuộn dây khác nhau của 3 pha điện để đem quấn lên trên các lõi sắt và được bố trí trên một chiếc vành tròn và từ trường được tạo ra từ đó. Còn rotor có dạng hình trụ, có khả năng giống như một cuộn dây quấn ở trên lõi thép.
Bên trong còn hộp giảm tốc đảo chiều có chứa bộ truyền động sẽ sử dụng bánh vít hoặc trục vít bánh răng,… để làm giảm vận tốc của vòng quay. Hộp giảm tốc này được dùng để làm tăng momen xoắn và giảm vận tốc góc cho máy công tác. Đầu còn lại của hộp giảm tốc đảo chiều được kết nối với tải.
Động cơ thường được quấn dây theo kiểu của động cơ 3 pha 4 cực. Còn rotor trong một motor điện, rotor chính là phần di chuyển (quay), nó sẽ làm quay trục để có thể cung cấp cơ năng. Rotor thường bên trong có dòng điện và có các dây dẫn, chúng tương tác với từ trường của stator để có thể tạo ra được các lực quay trục. Tuy nhiên, stator sẽ giữ dây dẫn nếu trên một số cánh quạt của motor mang nam châm vĩnh cửu.
- Vòng bi của motor giảm tốc đảo chiều: Vòng bi hỗ trợ cho rotor, từ đó cho phép rotor xoay quanh trục của vòng bi. Các ổ đỡ lần lượt được hỗ trợ bởi các motor bên trong. Trục motor kéo dài chạy qua vòng bi sẽ đến bên ngoài của motor, ở đây có tải được áp dụng.
- Stator: Đây chính là phần tĩnh (không quay) của mạch điện từ trong motor, chúng thường bao gồm các cuộn dây hay có thể là nam châm vĩnh cửu. Các lõi stator sẽ được ghép từ nhiều tấm laminations, đây là tâm kim loại mỏng. Trong trường hợp ta sử dụng một lõi rắn thì laminations được sử dụng để làm giảm tổn thất năng lượng có thể xảy ra.
- Khoảng cách không khí: Chính là khoảng cách giữa stator và rotor, khoảng cách này đem lại những ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Vì một khoảng cách lớn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực một cách mạnh mẽ lên vận hành của 1 motor điện. Đây cũng là nguồn chính của hệ số công suất thấp mà motor, máy móc làm việc. Từ hóa cần thiết được tăng cường dòng chảy là nhờ khoảng cách này. Vì vậy nên có 1 khoảng cách tối thiểu đối với không khí. Có thể gây ra rất nhiều vấn đề cơ học bởi khoảng trống rất nhỏ đó bên cạnh tổn thất và tiếng ồn hay các vấn đề khác.
- Cuộn dây: Cuộn dây bao gồm có một lõi sắt mỏng mềm dược các sợi dây quấn quanh từ đó có chúng được kích hoạt trở lại và có thể tạo thành các cực từ bằng dòng điện.
- Hộp số giảm tốc: Sử dụng bánh vít truyền động.
- Phương truyền động của motor giảm tốc đảo chiều: Là phương song song (đối với đồng trục hoặc trục thẳng).
Motor giảm tốc đảo chiều làm việc như thế nào?
Motor giảm tốc đảo chiều được vận hành theo một nguyên lý nhất định như sau:
Khi chúng ta muốn đạt được số vòng quay bởi trục ra bên trong hộp số giảm tốc nhỏ, thì chúng ta chỉ tốn một ít chi phí để lắp đặp thêm hộp số giảm tốc lên motor điện. Đồng thời, còn có thể thay đổi số vòng quay của trục ra một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn nhiều.
Ngoài ra, còn có một yếu tố nữa là momen xoắn, bạn sẽ khó để chế tạo được 1 loại motor điện có momen xoắn và số vòng quay xác định tuân theo ý muốn. Người ta còn gọi đây là tỷ số truyền, mô men xoắn và số vòng quay thường tỷ lệ nghịch với nhau.